Thông Tư 01/2019/TT-BYT điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền

Thông tư 01/2019/TT-BYT điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền được ban hành chi tiết, cụ thể, mang lại hiệu quả cao cho ngành y tế. Cùng nhau tham khảo nội dung ngay dưới đây nhé.

BỘ Y TẾ
——-

Số: 01/2019/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ BAN NGÀY TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định thực hiện điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc thực hiện điều trị nội trú ban ngày tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Điều trị nội trú ban ngày là hình thức điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian làm việc ban ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ).

Điều 3. Quy định về điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền

1. Chỉ định điều trị nội trú ban ngày

Việc chỉ định điều trị nội trú ban ngày do bác sĩ quyết định và phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh phải điều trị nội trú nhưng không nhất thiết phải theo dõi, điều trị 24/24 giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Thời gian theo dõi, điều trị nội trú ban ngày cho người bệnh tối thiểu 4 giờ/ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Tình trạng bệnh lý của người bệnh có thể điều trị ngoại trú thì không áp dụng điều trị nội trú ban ngày;

d) Đối với người bệnh không cư trú trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì người bệnh có thể được điều trị nội trú ban ngày hoặc điều trị nội trú 24/24 giờ.

2. Người bệnh điều trị nội trú ban ngày được thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng hằng ngày hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị và được hưởng chế độ điều trị nội trú, theo dõi và chăm sóc trong thời gian làm việc ban ngày. Các lần thăm khám hàng ngày trong thời gian điều trị không được tính tiền khám cho người bệnh.

3. Trường hợp bệnh diễn biến nặng, bất thường hoặc cần theo dõi 24/24 giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì chuyển người bệnh vào điều trị nội trú và ghi trong hồ sơ bệnh án về diễn biến bệnh, hồ sơ bệnh án của người bệnh được tiếp tục sử dụng. Ngày điều trị nội trú được tính từ thời điểm người bệnh được chuyển sang điều trị nội trú 24/24 giờ.

4. Quy định ghi chép hồ sơ bệnh án

a) Hồ sơ bệnh án sử dụng trong điều trị ban ngày thực hiện theo mẫu bệnh án nội trú y học cổ truyền, trong đó có đóng dấu cụm từ “Nội trú ban ngày” vào góc trên, bên phải ở trang bìa.

b) Trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền sử dụng bệnh án điện tử thì sử dụng mẫu bệnh án điện tử do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

5. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh, quản lý hồ sơ bệnh án, chi phí khám bệnh, chữa bệnh điều trị nội trú ban ngày được thực hiện theo quy định đối với hình thức khám bệnh, chữa bệnh nội trú 24/24 giờ.

6. Chi phí giường bệnh điều trị nội trú ban ngày thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2019.

Điều 5. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 6. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế ngành và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:

a) Thông báo cho Bộ Y tế, Y tế Bộ, ngành hoặc Sở Y tế và cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động về việc điều trị nội trú ban ngày y học cổ truyền để thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế;

b) Thông báo công khai, rộng rãi bằng hình thức phù hợp về việc triển khai điều trị nội trú ban ngày y học cổ truyền của cơ sở.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý y, dược cổ truyền) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (để giám sát);
– Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng Thông tin điện tử);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
– Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
– Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
– Y tế các Bộ, ngành;
– Các trường đại học Y – Dược, Học viện Y-Dược;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế; Trang thông tin điện tử Cục Quản lý y, dược cổ truyền;
– Lưu: VT, YDCT (02b), PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Viết Tiến

 

Thông tư 01/2019/TT-BYT điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền có hiệu lực ban hành kể từ ngày kí, chính vì vậy, các cơ sở y tế thực hiện nghiêm chỉnh nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau.

Y Tế – Tags: Thông Tư 01/2019/TT-BYT

  • Thông Tư 51/2017/TT-BYT hướng dẫn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ

  • Thông Tư 30/2018/TT-BYT điều kiện thanh toán các thuốc hóa dược, sinh phẩm cho người tham gia BHYT

  • Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV về việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ

  • Thông Tư 41/2018/TT-BYT ban hành Quy chuẩn về chất lượng nước sạch sinh hoạt

  • Thông tư 06/2009/TT-BYT quy định về định mức thuốc thiết yếu và các vật tư tiêu hao trong các dịch vụ, thủ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản

  • Thông Tư 38/2018/TT-BYT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Y tế

  • Thông Tư 01/2019/TT-BYT điều trị nội trú ban ngày tại cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền

  • Quyết định 1125/QĐ-TTg 2017 Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số giai đoạn 2016-2020

  • Quyết định 1067/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phòng, chống lao tỉnh Bình Dương

  • Công văn 6346/QLD-CL 2019 đình chỉ lưu hành thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

  • Công văn 10785/QLD-TT của Cục Quản lý Dược về việc khuyến cáo sử dụng thuốc có chứa Strontium ranelate

  • Thông tư 41/2011/TT-BYT về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

  • Quyết định 512/QĐ-QLD về việc cấp số đăng ký sản xuất gia công trong nước cho 03 thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam

  • Thông tư 36/2015/TT-BCT Quy chuẩn quốc gia sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh