Thông Tư ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại [DỰ THẢO]

DỰ THẢO Thông Tư ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được Bộ Lao Dộng – Thương Binh Và Xã Hội thông qua dự thảo bằng văn bản sau đây.

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Số:      /2019/TT-BLĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày   tháng  năm 2019

THÔNG TƯ

Ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Điều 1. Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

  1. Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động làm các nghề, công việc quy định tại Điều 1 Thông tư này được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  2. Hằng năm, các bộ quản lý ngành lĩnh vực chủ động rà soát Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2019.
  2. Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
  3. Thời gian người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo các Quyết định, Thông tư bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều này vẫn được tính là thời gian làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho đến ngày Thông tư này có hiệu lực; người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành trong thời gian này.
  4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:        

– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Chính phủ;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Tòa án nhân dân tối cao;

– Kiểm toán nhà nước;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương;

– Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương;

– Các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty hạng đặc biệt;

– Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

– Ngân hàng Chính sách xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);

– Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;

– Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;

– Lưu: VT, ATLĐ, PC.

 

BỘ TRƯỞNG

Đào Ngọc Dung

 

 

 

 

 

 

 

Thông qua dự thảo Thông Tư ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, giúp người lao động nắm rõ các danh mục nghề, công việc, nặng nhọc, độc hại được quy định để từ đó đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

du-thao-thong-tu-ban-hanh-danh-muc-nghe-cong-viec-nang-nhoc-doc-hai-nguy

Lao Động – Tiền Lương –

  • Thông tư 12/2009/TT-BLĐTBXH chuyển Bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009

  • Thông tư 31/2011/TT-BLĐTBXH thi hành quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Thông tư 15/2012/TT-BNV về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc đối với viên chức

  • Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT Thực hiện chế độ phụ cấp khu vực

  • Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH Quy định tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng

  • Thông tư 12/2006/TT-BYT Hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp

  • Thông tư 113/2016/TT-BQP Quy định chế độ nghỉ của quân nhân và viên chức quốc phòng

  • Thông Tư 57/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung về chế độ tiền nghỉ phép năm

  • Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH xác định mức độ khuyết tật

  • Thông Tư 15/2016/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại

  • Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc có yêu cầu về an toàn lao động

  • Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

  • Công văn 2042/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chế độ trợ cấp thôi việc