Quyết Định 450/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Hôm nay cafegoc.com Quyết Định 450/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Nếu các bạn quan tâm thì hãy cùng chúng tôi theo dõi và cảm nhận ngay bây giờ nhé! Đừng bỏ lỡ nha!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ——————-Số: 450/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————- |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN NINH
TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ”
———————-
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;Căn cứ Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020;Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” với các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan điểm- Bảo đảm an ninh, an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là trách nhiệm của toàn dân, của các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, trong đó lực lượng công an là nòng cốt.
– Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải lấy công tác phòng ngừa là chính, trong đó quan trọng hàng đầu là bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của con người và môi trường.
– Bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tôn trọng các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Mục tiêu
Mục tiêu chung
– Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, phát triển kinh tế – xã hội.
– Tăng cường phối hợp các cấp, các ngành và tăng cường ý thức trách nhiệm công dân đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh với mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm lợi dụng việc ứng dụng năng lượng nguyên tử để xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
– Bảo đảm an ninh cho các hoạt động trong lĩnh vực nguyên tử, các chương trình hợp tác quốc tế về năng lượng nguyên tử, an ninh đối với vật liệu hạt nhân, đối với các cơ sở bức xạ và cơ sở hạt nhân; bảo đảm an ninh tuyệt đối quá trình triển khai thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân trong tất cả các giai đoạn từ chuẩn bị xây dựng, vận hành đến kết thúc hoạt động của nhà máy.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
– Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo cáo an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Xây dựng, hoàn thiện phương án phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và các hoạt động liên quan trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Hình thành hệ thống tổ chức, cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, tăng cường lực lượng chuyên trách, tăng cường năng lực kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và bảo đảm an ninh tuyệt đối cho dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
– Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức về bảo đảm an ninh, an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.Đến năm 2020
– Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (trong đó bao gồm cả việc tham gia, ký kết các điều ước quốc tế có liên quan).
– Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh bảo vệ an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và trật tự an toàn xã hội.
– Hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ và lực lượng chuyên trách (bao gồm cả hệ thống huấn luyện đào tạo; lực lượng sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân); bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho hoạt động của nhà máy điện hạt nhân, bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong cả nước.
– Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Phạm vi
Đề án được triển khai thực hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đối với tất cả các hoạt động có liên quan đến việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, trong đó ưu tiên tập trung bảo đảm an ninh tại các cửa khẩu biên giới, cho các dự án, cơ sở bức xạ và cơ sở hạt nhân trọng điểm.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
Bộ Công an chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, tổ chức phê duyệt và triển khai 3 dự án thành phần với các nội dung cụ thể như sau:
a) Dự án
“Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tổ chức, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”
.Cơ quan phối hợp: các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Quốc phòng, Ngoại giao, Công Thương, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan.Nội dung yêu cầu:
– Xây dựng các văn bản hướng dẫn về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, cơ sở bức xạ và cơ sở hạt nhân; các văn bản hướng dẫn thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến bảo đảm an ninh hạt nhân.
– Xây dựng cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp, các ngành quản lý có liên quan; các văn bản hướng dẫn thẩm định, thanh kiểm tra các biện pháp bảo vệ vật thể các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và các biện pháp bảo đảm an ninh hạt nhân.
– Xây dựng trung tâm đào tạo về bảo vệ vật thể, an ninh hạt nhân; tổ chức, đào tạo lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách thuộc các lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ chuyên trách nhà máy điện hạt nhân, các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan thành lập trung tâm theo dõi, ứng phó với các sự kiện gây mất an ninh tại các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân; thiết lập hệ thống cấp báo và quản lý thông tin về an ninh ở các nhà máy điện hạt nhân, các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân.
– Xây dựng quy định, yêu cầu về bố trí trang thiết bị phương tiện kỹ thuật bảo vệ, theo dõi, cảnh báo an ninh đối với các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân; tăng cường năng lực kỹ thuật cho bộ máy quản lý nhà nước, lực lượng bảo vệ an ninh, ứng phó khẩn cấp và bảo vệ chuyên trách ở các địa bàn, mục tiêu trọng yếu.Dự kiến kinh phí khoảng 40 tỷ đồng.Thời gian thực hiện: từ năm 2011 – 2015.
b) Dự án “Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ, cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”.
Cơ quan phối hợp: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan.
Nội dung yêu cầu
:- Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi lợi dụng hoạt động phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình ở Việt Nam để xâm phạm an ninh quốc gia, khủng bố, phá hoại các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân; hoạt động cài cắm, móc nối, phá hoại nội bộ, thu thập bí mật nhà nước về năng lượng nguyên tử; làm lộ, mất bí mật nhà nước, không thực hiện việc bảo vệ bí mật nhà nước theo luật định trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi che dấu thông tin, đưa thông tin không có căn cứ, không đúng sự thật về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân làm tổn hại lợi ích của Nhà nước, tổn hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, gây hoang mang trong nhân dân.
– Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh ở các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân; trợ giúp, kích động dưới mọi hình thức các hoạt động trái pháp luật; cản trở trái pháp luật hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi chiếm đoạt, mua bán, làm mất, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; chế tạo các thiết bị nổ hạt nhân, thiết bị phát tán phóng xạ và thiết bị phơi nhiễm phóng xạ; sử dụng nguồn phóng xạ vào thủ đoạn lừa đảo qua các trò chơi giải trí.
– Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm các quy định về khai thác, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
– Xây dựng, triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ an ninh, phòng chống cháy nổ nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân.Dự kiến kinh phí khoảng 200 tỷ đồng.Thời gian thực hiện:
– Từ năm 2011-2015:
cơ bản hoàn thành các phương án triển khai và tăng cường năng lực, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với các địa bàn, mục tiêu trọng yếu
.- Từ năm 2016 – 2020: tổ chức triển khai đồng bộ trên phạm vi toàn quốc trong các lĩnh vực có liên quan)
Dự án “Tổ chức các biện pháp bảo đảm an ninh cho Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận”.Cơ quan phối hợp chủ yếu:
các Bộ: Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.Nội dung yêu cầu:
– Bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội cho tất cả các giai đoạn của dự án từ khâu lựa chọn địa điểm, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, xây lắp, quản lý vận hành, tháo dỡ nhiên liệu, xử lý chất thải phóng xạ.
– Bảo đảm an ninh, bảo mật trong các nội dung, quá trình lựa chọn nhà thầu, thiết kế, thẩm định công nghệ và thiết bị sử dụng trong nhà máy điện hạt nhân, đánh giá địa điểm và tác động môi trường khu vực nhà máy điện hạt nhân.
– Tổ chức đào tạo, bố trí lực lượng, trang bị phương tiện thiết bị bảo vệ an ninh, an toàn nhà máy; xây dựng phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh trong nhà máy, xung quanh nhà máy và địa bàn dân cư khu vực nhà máy.Dự kiến kinh phí khoảng 60 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện:- Từ năm 2011-2015: chuẩn bị sẵn sàng cơ sở, lực lượng tại chỗ bảo đảm an ninh trong việc giải phóng, chuẩn bị mặt bằng; bảo đảm an ninh, bảo mật theo đúng quy định của Nhà nước đối với công trình trọng điểm quốc gia trong các khâu thiết kế, thẩm định công nghệ
.- Từ năm 2016 – 2020: triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an ninh đối với công trình nhà máy điện hạt nhân; chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng bảo đảm duy trì an ninh, an toàn trong suốt vòng đời của nhà máy.
2. Giải pháp:
Nhằm bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây:
a) Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm toàn dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Tuyên truyền phổ cập cho toàn dân về ý nghĩa của việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội; kiến thức về nguy cơ tác hại, hậu quả và công tác phòng ngừa khi xảy ra các tình huống mất an ninh, an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Tổ chức xây dựng “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở các cơ sở bức xạ; cơ sở hạt nhân; các địa bàn có thể xảy ra việc nhập khẩu, xuất khẩu, buôn bán, vận chuyển trái phép chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, vật liệu phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân. Đặc biệt chú trọng công tác này ở địa bàn dân cư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tạo sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân trong quá trình thực hiện dự án và bảo vệ nhà máy.
– Bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, tham gia dự án nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở phóng xạ, cơ sở hạt nhân những kiến thức cơ bản về bảo đảm an ninh, xây dựng lực lượng tại chỗ, sẵn sàng phối hợp tham gia bảo vệ an ninh, an toàn và ứng phó sự cố tại cơ sở.
b) Tăng cường quản lý nhà nước và hệ thống pháp luật phục vụ cho công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; các quy định về công tác bảo đảm an ninh nội bộ đối với nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân; các quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát hạt nhân nhằm bảo đảm an ninh ở nhà máy điện hạt nhân, cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và an ninh nguồn phóng xạ.
– Xây dựng quy định về thẩm định những vấn đề liên quan đến an ninh trong việc chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, tháo dỡ, lưu giữ và chôn cất chất thải phóng xạ, quản lý, tổ chức nội bộ, tổ chức lực lượng bảo vệ đối với nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân
.- Xác định những công trình, mục tiêu trọng điểm quốc gia đối với cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân để bố trí tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
c) Tăng cường công tác ngoại giao, hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống vi phạm, tội phạm về an ninh trật tự trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Xây dựng và tranh thủ quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động nắm tình hình từ xa phục vụ công tác bảo đảm an ninh trật tự trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Xúc tiến hợp tác quốc tế công tác đào tạo, trao đổi thông tin, hỗ trợ trang bị phương tiện kỹ thuật để chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với đối tượng khủng bố quốc tế và các loại tội phạm lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm an ninh quốc gia.
– Tranh thủ hợp tác quốc tế, thu thập, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để phục vụ cho công tác bảo đảm an ninh trật tự trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, ngăn ngừa các hoạt động lừa đảo, gian dối, đưa thiết bị công nghệ lạc hậu vào Việt Nam.
– Chuẩn bị về tổ chức, phương tiện kỹ thuật để sẵn sàng phối hợp với các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong trường hợp liên quan đến công tác bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở tầm quốc tế và khu vực
d) Tổ chức, đào tạo, bố trí lực lượng đủ năng lực và được trang bị kiến thức, phương tiện thiết bị kỹ thuật cần thiết, đáp ứng yêu cầu của các địa bàn, mục tiêu trọng yếu nhằm bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Đào tạo, bố trí lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách, có sự phối hợp của lực lượng quân đội và dân quân tự vệ địa phương, đủ năng lực, phương tiện kỹ thuật bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình xây dựng, vận hành, tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
– Tổ chức, đào tạo, bố trí lực lượng và trang bị kiến thức, phương tiện kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ thường trực, tuần tra kiểm soát bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội nhằm phát hiện, xử lý ban đầu, hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra, thực hiện việc cấp báo tình hình ở các địa bàn, mục tiêu trọng yếu có thể xảy ra vi phạm, tội phạm liên quan các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
đ) Tích cực ứng dụng thành tựu về khoa học kỹ thuật phục vụ công tác bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Nghiên cứu, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật đủ khả năng phục vụ yêu cầu công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Thực hiện các quy định, tiêu chuẩn quốc tế và giám sát việc thực hiện các biện pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác bảo đảm an ninh đối với nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân khác
.e) Triển khai đồng bộ các biện pháp, công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự và an toàn xã hội trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Xác định nội dung, yêu cầu bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội đối với dự án nhà máy điện hạt nhân và các địa bàn, mục tiêu, cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân; thực hiện nghiêm chỉnh việc giữ bí mật các biện pháp bảo đảm an ninh ở nhà máy điện hạt nhân.
– Lập phương án, kế hoạch theo từng cấp, từng ngành, từng địa phương thực hiện biện pháp nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
.- Tổ chức phối hợp kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, phòng chống cháy nổ đối với dự án nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân.
g) Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ứng phó ngăn chặn hậu quả sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân do hoạt động xâm phạm an ninh gây ra.
– Xây dựng chế độ thông tin báo cáo khẩn cấp, kịp thời, hiệu quả về nguy cơ tác động bức xạ và tình trạng sự cố ở nhà máy điện hạt nhân, ở các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân.
– Chuẩn bị phương án, kế hoạch tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng phối hợp ứng phó sự cố cấp quốc gia tại các địa bàn, mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân.
– Phối hợp khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; tổ chức truy xét, tìm kiếm, xác định chủ sở hữu, người quản lý nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị thất lạc, bị chiếm đoạt, bị bỏ rơi; kịp thời xử lý các vụ việc về an ninh trật tự, an toàn xã hội liên quan đến nguồn phóng xạ, cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân.
3. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước trên cơ sở cụ thể hóa Đề án bằng việc tổ chức thực hiện 3 dự án thành phần do Bộ Công an làm chủ đầu tư. Dự kiến kinh phí triển khai các dự án khoảng 300 tỷ đồng.
b) Những công tác đặc biệt, đột xuất trong thực tiễn nhằm bảo đảm an toàn trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử sẽ do Bộ Công an phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung kinh phí.
c) Trên cơ sở các cam kết quốc tế, quan hệ hợp tác quốc tế có liên quan đến hoạt động bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử mà Việt Nam tham gia, Đề án được sử dụng nguồn tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế có quan hệ hợp tác. Cần lưu ý lựa chọn các vấn đề sử dụng hỗ trợ, tài trợ quốc tế để không ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh quốc gia, phù hợp với luật pháp của Việt Nam và các cam kết quốc tế.
d) Những hoạt động bảo đảm an ninh thuộc phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp, do người đứng đầu tổ chức doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:1. Bộ Công an:- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai 3 dự án thành phần; chỉ đạo việc lập phương án, kế hoạch công tác theo chức năng, nhiệm vụ, triển khai nội dung các dự án thành phần nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Đề án theo đúng tiến độ.
– Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án ở các Bộ, ngành, địa phương; tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
– Tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án vào năm 2015 và tổng kết vào năm 20202. Bộ Quốc phòng:- Phối hợp với Bộ Công an phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng, lạm dụng hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử để xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
– Phối hợp thẩm định những vấn đề liên quan an ninh, quốc phòng trong việc chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành, tháo dỡ nhiên liệu, xử lý chất thải phóng xạ đối với nhà máy điện hạt nhân.
– Chỉ đạo lực lượng quân sự địa phương có phương án, kế hoạch phối hợp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử ở các địa bàn, mục tiêu liên quan.
– Tổ chức lực lượng chuyên trách đủ năng lực và phương tiện kỹ thuật thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các đối tượng buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân ở khu vực biên giới và những mục tiêu, địa bàn trọng yếu.3. Bộ Khoa học và Công nghệ:
– Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền cho toàn dân hiểu đúng về lợi ích của việc ứng dụng năng lượng nguyên tử; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cơ bản về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân cho các lực lượng chuyên ngành bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– Phối hợp Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, xây dựng biện pháp, phương án, bố trí trang bị phương tiện bảo đảm an ninh, an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân đối với nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân.
4. Bộ Công Thương:
– Phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan triển khai các kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh cho dự án nhà máy điện hạt nhân; trong quá trình vận chuyển, sử dụng, lưu giữ thiết bị hạt nhân, nhiên liệu, vật liệu hạt nhân và chôn cất chất thải phóng xạ, chất thải hạt nhân.
– Chủ động xây dựng phương án, chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án, triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn, an ninh cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân trong ngành, đặc biệt đối với dự án nhà máy điện hạt nhân.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:Bố trí vốn để bảo đảm triển khai Đề án đúng tiến độ, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan; phối hợp với Bộ Công an xây dựng, thẩm định về kinh phí và tổ chức thực hiện các dự án thành phần theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; phối hợp tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác đầu tư, hiệu quả sử dụng kinh phí cho hoạt động bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận chủ trì công tác tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc ở địa phương, tạo sự đồng thuận ủng hộ việc xây dựng Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; phối hợp với Bộ Công an, chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an toàn, trật tự và an toàn xã hội ở địa phương, xây dựng thế trận an ninh nhân dân phục vụ cho Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đề xuất kinh phí cho các hoạt động.
7. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và nội dung liên quan nêu trong Đề án và các dự án thành phần, xây dựng kế hoạch phối hợp và tổ chức thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THỦ TƯỚNG
Quyết Định 450/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã được chúng tôi cập nhật trong bài viết này dành tặng đến các bạn. Đồng hành cùng cafegoc.com để theo dõi những bài viết ấn tượng nhất nhé! Thân Ái!
An Ninh Quốc Gia – Tags: Quyết Định 450/QĐ-TTg