Nghị Định 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động

Nghị Định 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

CHÍNH PHỦ
——-

Số: 39/2016/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
  2. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
  3. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  4. Người sử dụng lao động.
  5. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Chương II

KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

  1. Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
  2. Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng;
  3. Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp quy định Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành;
  4. Công khai kết quả kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động được biết;
  5. Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm phù hợp với Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành.

Điều 4. Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

  1. Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
  2. Xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
  3. Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Điều 5. Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

  1. Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.
  2. Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.
  3. Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 6. Xác định mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

  1. Căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, người sử dụng lao động xác định mục tiêu và các biện pháp phù hợp để phòng, chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
  2. a) Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu;
  3. b) Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính (thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động).
  4. Xác định rõ thời gian, địa điểm và nguồn lực để thực hiện mục tiêu, biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Điều 7. Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

  1. Người sử dụng lao động hướng dẫn người lao động biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
  2. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
  3. Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
  4. a) Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc;
  5. b) Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ;
  6. c) Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
  7. d) Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;

đ) Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

  1. e) Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động.
  2. Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
  3. a) Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
  4. b) Kết quả cải thiện điều kiện lao động.

Điều 8. Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp

  1. Phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung sau đây:

  2. a) Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận;

  3. b) Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường);

  4. c) Cách thức, trình tự xử lý sự cố.

  5. Phê duyệt hoặc gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và định kỳ tổ chức diễn tập phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

  6. Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

Chương III

KHAI BÁO, ĐIỀU TRA, BÁO CÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG, SỰ CỐ KỸ THUẬT

GÂY MẤT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG

Điều 9. Phân loại tai nạn lao động

  1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  2. a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

  3. b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

  4. c) Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

  5. d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

  6. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

  7. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 10. Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động

  1. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
  2. a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);
  3. b) Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
  4. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động, ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai báo như sau:
  5. a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;
  6. b) Nội dung khai báo được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
  7. Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
  8. a) Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;
  9. b) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 11. Quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động

  1. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
  2. a) Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
  3. b) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn điều tra.
  4. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh
  5. a) Khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm từ 02 người bị tai nạn nặng trở lên thuộc thẩm quyền điều tra, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cử người đến hiện trường trong thời hạn 02 giờ và thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.
  6. b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này, sau khi nhận đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, tiến hành điều tra và lập biên bản xác minh tai nạn lao động.
  7. c) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
  8. Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương

Việc thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

  1. a) Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, trừ các vụ tai nạn lao động được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
  2. b) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc Bộ trưởng các bộ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định này thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
  3. c) Quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 12. Nhiệm vụ của thành viên Đoàn điều tra tai nạn lao động

  1. Trưởng Đoàn điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
  2. a) Quyết định tiến hành việc điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn điều tra;
  3. b) Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn điều tra;
  4. c) Tổ chức thảo luận về kết quả điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả điều tra tai nạn lao động;
  5. d) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động.
  6. Các thành viên Đoàn điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
  7. a) Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn điều tra;
  8. b) Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn điều tra;
  9. c) Không được tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra khi chưa công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động.

Còn nữa….

Tham khảo đầy đủ nội dung Nghị Định 39/2016/NĐ-CP Quy định thi hành một số điều của luật an toàn vệ sinh lao động bằng cách tải về máy File Word được chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!

Lao Động – Tiền Lương – Tags: Nghị định 39/2016/NĐ-CP

  • Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về bảo hiểm bắt buộc với người lao động nước ngoài

  • Nghị định 51/2016/NĐ-CP Quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng trong công ty TNHH 1 thành viên

  • Nghị Định 20/2015/NĐ-CP Quy định mức trợ cấp, ưu đãi đối với người có công

  • [TẢI] Nghị Định 34/2012/NĐ-CP Về chế độ phụ cấp công vụ

  • Nghị định 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Nghị định 18/2013/NĐ-CP Quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ

  • Nghị Định 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức

  • Nghị Định 47/2016/NĐ-CP lương cơ sở đối với cán bộ, lực lượng vũ trang

  • Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung về chính sách hỗ trợ việc làm

  • Nghị Định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lào động

  • Thông Tư 79/2019/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở

  • [XEM] Bảng Tra Cứu Lương Tối Thiểu Vùng mới nhất năm 2020

  • Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Thông Tư 39/2013/TT-BLĐTBXH Quy chuẩn an toàn lao động với giày cách điện