Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động

Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kĩ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Tham khảo chi tiết nội dung Nghị định được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây.

CHÍNH PHỦ
——-

Số: 44/2016/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG, HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
  2. Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  2. Người huấn luyện cơ hữu là người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn.
  3. Nhóm huấn luyện là nhóm các đối tượng huấn luyện có cùng đặc điểm chung về công việc, yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động và được phân loại theo quy định tại Nghị định này.

Chương II

HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Điều 4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

  1. Tổ chức là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  2. a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, được phép cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
  3. b) Bảo đảm thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định cho từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định, theo yêu cầu tại quy trình kiểm định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
  4. c) Có đủ tài liệu kỹ thuật về từng đối tượng thuộc phạm vi kiểm định theo quy trình kiểm định.
  5. d) Có ít nhất 02 kiểm định viên làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng trở lên thuộc tổ chức để thực hiện kiểm định đối với mỗi đối tượng thuộc phạm vi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

đ) Người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định của tổ chức phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật và đã trực tiếp thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tối thiểu 03 năm.

  1. Các thiết bị, tài liệu, nhân lực nêu tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng để làm điều kiện đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với một tổ chức.

Điều 5. Hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

  1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
  2. a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
  3. b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đối với đơn vị sự nghiệp;
  4. c) Danh mục thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định;
  5. d) Danh mục tài liệu kỹ thuật;

đ) Tài liệu về kiểm định viên bao gồm:

– Bản sao Chứng chỉ kiểm định viên;

– Bản sao hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

  1. e) Tài liệu về người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định bao gồm:

– Bản sao bằng đại học;

– Văn bản chứng minh kinh nghiệm kiểm định.

  1. Hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
  2. a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận;
  3. b) Giấy chứng nhận đã được cấp;
  4. c) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e Khoản 1 Điều này trong trường hợp có sự thay đổi.
  5. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
  6. a) Đối với trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận, hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận;

– Giấy chứng nhận đã được cấp;

– Tài liệu chứng minh thay đổi về điều kiện cấp Giấy chứng nhận.

  1. b) Đối với Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;

– Giấy chứng nhận đã được cấp trong trường hợp bị hỏng.

  1. Mẫu các thành phần hồ sơ tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
  3. a) Tổ chức có nhu cầu cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; nộp phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.

Đối với trường hợp gia hạn, ít nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn trong Giấy chứng nhận, tổ chức gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

  1. b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định và cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 6. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

  1. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục la ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 7. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

  1. 05 năm đối với Giấy chứng nhận cấp mới hoặc gia hạn.
  2. Trường hợp cấp lại là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đã được cấp.

Điều 8. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị thu hồi một trong các trường hợp sau đây:

  1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ.
  2. Hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ.
  3. Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận.

Điều 9. Tiêu chuẩn kiểm định viên

  1. Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định;
  2. Có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc;
  3. Có ít nhất 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;
  4. Đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định hoặc có thời gian thực hiện kiểm định đối tượng kiểm định trên 10 năm tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực.

Điều 10. Chứng chỉ kiểm định viên

  1. Chứng chỉ kiểm định viên được cấp cho cá nhân bảo đảm tiêu chuẩn của kiểm định viên theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
  2. Chứng chỉ kiểm định viên được cơ quan có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp sau đây:
  3. a) Bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên;
  4. b) Chứng chỉ kiểm định viên hết hạn;
  5. c) Chứng chỉ kiểm định viên bị mất hoặc hỏng;
  6. d) Cấp lại sau khi chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi. Chứng chỉ kiểm định viên chỉ được xem xét cấp lại sau thời hạn ít nhất 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi.
  7. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kiểm định viên là cơ quan chuyên môn thuộc các bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Nghị định này; việc cấp chứng chỉ kiểm định viên được thực hiện theo đối tượng kiểm định thuộc phạm vi quản lý của từng bộ.

Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên

  1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên;
  2. Bản sao văn bằng tốt nghiệp đại học của người đề nghị cấp chứng chỉ có chứng thực hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu;
  3. Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 9 Nghị định này;
  4. Giấy chứng nhận sức khỏe trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị;
  5. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân;
  6. 02 ảnh màu cỡ 3×4 của người đề nghị cấp chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.

Điều 12. Hồ sơ cấp lại chứng chỉ kiểm định viên

  1. Trường hợp bổ sung, sửa đổi nội dung chứng chỉ kiểm định viên, hồ sơ bao gồm:
  2. a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
  3. b) Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;
  4. c) Tài liệu chứng minh sự phù hợp của yêu cầu bổ sung, sửa đổi;
  5. d) 02 ảnh màu cỡ 3×4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 6 tháng, kể từ ngày đề nghị.
  6. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn bao gồm:
  7. a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
  8. b) Bản gốc chứng chỉ đã được cấp;
  9. c) Kết quả sát hạch trước khi cấp lại;
  10. d) Giấy chứng nhận sức khỏe trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
  11. Trường hợp chứng chỉ kiểm định viên bị hỏng hoặc mất, hồ sơ bao gồm:
  12. a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
  13. b) Bản sao chứng chỉ kiểm định viên (nếu có) hoặc số hiệu kiểm định viên đã được cấp;
  14. c) 02 ảnh màu cỡ 3×4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
  15. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi được xem xét để cấp lại, hồ sơ bao gồm:
  16. a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
  17. b) Báo cáo việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền về khắc phục sai phạm;
  18. c) Văn bản chứng minh đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với đối tượng kiểm định tổ chức sau thời điểm quyết định thu hồi chứng chỉ có hiệu lực đối với trường hợp quy định tại các điểm c và đ Khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
  19. d) 02 ảnh màu cỡ 3×4 của người đề nghị cấp lại chứng chỉ chụp trong khoảng thời gian 06 tháng, kể từ ngày đề nghị.
  20. Mẫu các thành phần hồ sơ tại Điều 11, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 13. Trình tự cấp, cấp lại và thời hạn của chứng chỉ kiểm định viên

  1. Cá nhân có nhu cầu cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên lập 01 bộ hồ sơ, gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này để đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kiểm định viên có thể gửi cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho kiểm định viên; trường hợp không cấp, cấp lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  3. Mẫu chứng chỉ kiểm định viên được quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Nghị định này.
  4. Chứng chỉ kiểm định viên có thời hạn là 05 năm.

Điều 14. Quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định viên

  1. Kiểm định viên có trách nhiệm xuất trình chứng chỉ kiểm định viên theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và với tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định; chỉ được kiểm định đối với đối tượng kiểm định trong phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên.
  2. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;
  4. b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ;
  5. c) Không làm việc tại bất kỳ tổ chức kiểm định nào từ 12 tháng trở lên;
  6. d) Kiểm định ngoài phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên;

đ) Thực hiện kiểm định không đúng quy trình kiểm định.

  1. Cơ quan có thẩm quyền cấp là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi chứng chỉ kiểm định viên.

Điều 15. Trách nhiệm của Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

  1. Công bố biên bản kiểm định với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định và cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (01 bản) chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.
  2. Trong trường hợp đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu và phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì không cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.
  3. Hằng năm, từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 12 báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
  4. Đảm bảo độc lập, khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định.
  5. Cử kiểm định viên tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
  6. Nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và các chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi về cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
  7. Không cung ứng dịch vụ kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không sử dụng kiểm định viên đang bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định.
  8. Mẫu Giấy chứng nhận kết quả kiểm định; mẫu tem kiểm định; mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định được quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

  1. Lựa chọn tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; chỉ được đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định đạt yêu cầu.
  2. Khai báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
  3. Lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Trong trường hợp chuyển nhượng (hoặc cho thuê lại) các đối tượng kiểm định, người bán (hoặc cho thuê lại) phải bàn giao đầy đủ hồ sơ kỹ thuật an toàn cho người mua (hoặc thuê lại).
  4. Tạo điều kiện cho tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu kỹ thuật liên quan đến các đối tượng kiểm định để cung cấp cho kiểm định viên và cử người đại diện chứng kiến quá trình kiểm định.
  5. Thực hiện các kiến nghị của tổ chức kiểm định trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng các đối tượng kiểm định. Không được tiếp tục sử dụng các đối tượng kiểm định có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc quá thời hạn kiểm định.
  6. Quản lý, sử dụng, loại bỏ đối tượng kiểm định theo đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  7. Mẫu công văn khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định tại Phụ lục Iđ ban hành kèm theo Nghị định này.

Còn nữa….

Để tham khảo đầy đủ nội dung của Nghị định 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động, quý độc giả có thể tải về máy File Word toàn văn Nghị định theo đường link Download dưới đây.

Lao Động – Tiền Lương – Tags: Nghị định 44/2016/NĐ-CP

  • Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về bảo hiểm bắt buộc với người lao động nước ngoài

  • Nghị định 51/2016/NĐ-CP Quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng trong công ty TNHH 1 thành viên

  • Nghị Định 20/2015/NĐ-CP Quy định mức trợ cấp, ưu đãi đối với người có công

  • [TẢI] Nghị Định 34/2012/NĐ-CP Về chế độ phụ cấp công vụ

  • Nghị định 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Nghị định 18/2013/NĐ-CP Quy định tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ

  • Nghị Định 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức

  • Thông Tư 17/2019/TT-BLĐTBXH Xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công đơn giá dịch vụ công

  • Nghị Định 45/2013/NĐ-CP Quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của Bộ Luật Lao Động

  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định và hướng dẫn thi hành nội dung của Bộ Luật Lao Động

  • Quyết định 1908/QĐ-TLĐ 2016 ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn

  • Nghị Định 29/2019/NĐ-CP Quy định về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động

  • Thông Tư 36/2017/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại trình độ Trung cấp, Cao đẳng

  • Thông Tư ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại [DỰ THẢO]